Tuoi muc tim
Danh Mục Chính

  Trang chủ

  Nhạc online

  Trắc nghiệm tâm lý

  Kết bạn

  Thành viên

  Tìm kiếm

  Hướng dẫn sử dụng

  Liên hệ BQT

  Đặt làm trang chủ

MỞ RỘNG | THU GỌN

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê Nhanh
Nhạc phẩm: 1505
Số Ca Sĩ: 202
Thành viên: 2512
Thành viên mới:
chan anna
Đang online: 127
Khách: 127
Thành viên: 0

  Hoa học trò
  Echip (Tin học)
  Lớp ngoại ngữ
  Dân Trí
  Tin Vui Việt



Mối liên hệ giữa chữ số và ngôn ngữ

Nguồn: Khoa Hoc


Một nhóm người Brazil có thể hiểu được những số lượng chính xác mà không cần phải gọi tên chúng.

Số 1 là con số cô đơn nhất mà bạn từng đếm, đặc biệt là khi bạn không có cả từ dành cho nó. Theo một công trình nghiên cứu mới, đó là trường hợp của người Pirahã, cư dân rừng nhiệt đới Amazon của Brazil, bộ lạc không có từ dành cho số 1 hoặc bất kỳ con số chính xác nào.

Theo một nhóm nghiên cứu do nhà khoa học nhận thức Edward Gibson, Viện Công nghệ Massachusetts dẫn đầu thì cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được sự thiếu hụt cách diễn đạt số 1 trong bất kỳ ngôn ngữ nào.

Vậy mà những người Pirahã vẫn có thể xác định được số vật mà người thử nghiệm đặt trước mặt họ. Phát hiện mới này thách thức khái niệm từ lâu rằng chữ số cho phép con người nghĩ đến và nhận ra những số lượng đồ vật chính xác.

Theo đồng tác giả Michael Frank, “Kết quả này cho thấy chữ số không thay đổi biểu hiện số hàm ẩn của chúng ta, nhưng thay vào đó là kỹ thuật nhận thức để theo dõi kích cỡ chính xác của những nhóm lớn qua thời gian và trong những ngữ cảnh khác nhau.”

Công trình mới được đăng tải trực tuyến ngày 10 tháng 6 và sẽ xuất hiện trong tờ Cognition sắp tới.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu kiểm tra xem người Pirahã có dùng chữ đếm hay không, theo như mô tả trong một công trình năm 2004 do nhà ngôn ngữ học xã hội Peter Gordon, ĐH Columbia tiến hành. Gordon kết luận rằng bộ tộc Brazil có các từ dành cho số 1, 2 và nhiều. Tuy nhiên, Daniel Everett - ĐH Bang Illinois,nhà nghiên cứu Pirahã lâu năm và là đồng tác giả của công trình, nghi vấn về kết quả của Gordon.

Công trình mới khám phá mối bất đồng của Everett rằng không có từ dành cho các số chính xác tồn tại trong ngôn ngữ Pirahã. Đối với mỗi người trong 6 tình nguyện viên Pirahã, một nghiên cứu viên đặt một ống cuộn lên bàn và thêm các ống cuộn từng cái một cho đến khi đến 10 cuộn. Với mỗi số, người thử nghiệm sử dụng ngôn ngữ Pirahã hỏi tình nguyện viên “Đến bao nhiêu rồi?” Bốn trong số tình nguyện viên sau đó cũng thực hiện điều này khi các nhà khoa học bỏ đi từng cuộn từ 10 xuống còn 1.

Những người tham gia sử dụng cùng 3 từ để chỉ lượng khác nhau rõ rệt khi xử lý các số cuộn tăng dần hay giảm dần. Đối với số tăng dần, những số này tương ứng với một, hai và nhiều. Với số giảm dần, cùng 3 từ đó được dùng để chỉ từ một đến sáu cuộn, từ bốn đến mười cuộn và từ bảy đến mười cuộn.

Những kết quả này cho thấy 3 từ Pirahã chỉ số lượng chung, ví dụ như ít, một số và nhiều. Nhiều nhóm cư dân khác, cũng như bộ lạc Pirahã trong nghiên cứu của Gordon, được ghi nhận là có từ dành cho một, hai và nhiều chỉ dựa trên phản ứng tăng dần số lượng. Một số nhóm, như Pirahã, cũng thiếu các chữ số khi phản ứng lại số lượng giảm dần.

Trong thí nghiệm thứ 2, 14 người Pirahã trưởng thành tạo lại số lượng chính xác vật mặc dù thiếu chữ số. Những người tham gia đối diện với một hàng có từ 1 đến 10 cuộn gần như chọn cùng một số đó cho các bong bóng chưa bơm để đặt vào một hàng. Tuy vậy, cũng những người này khá vụng về khi thực hiện yêu cầu phải theo dõi và nhớ lượng chính xác, ví dụ như chọn số lượng bong bóng tương đương sau khi quan sát một thí nghiệm viên bỏ từng cuộn một vào một cái can.

Chữ số là những phát minh văn hóa tăng cường mạnh mẽ khả năng theo dõi số lượng vật thể lớn. Vì vậy những người nói ngôn ngữ có chữ số sẽ thấy dễ dàng khi nhớ lại và tạo lại số lượng cuộn được bỏ vào can.

Các ý kiến khoa học khác nhau đối với những gì công trình mới này chỉ ra về suy nghĩ số học của người Pirahã. Nhóm của Gibson và Frank đã thực hiện được một trường hợp hay về việc thiếu các từ Pirahã chỉ số lượng chính xác, bao gồm cả số một, theo như nhà tâm lý học David Barner, ĐH California, San Diego, nhận xét.

Nghiên cứu riêng của Barner cho thấy trẻ em nói tiếng Anh thường không nhận ra ngay lập tức rằng danh từ đơn, ví dụ như một quả chuối (a banana), biểu hiện con số tương đương với 1 quả chuối (one banana). Vào lúc 2 tuổi, trẻ hiểu rằng 1 đề cập đến những đơn vị đơn nhưng giả thiết rằng “a” nghĩa là “ít nhất 1”. Khi chúng học các từ khác như một số (some) và tất cả (all), trẻ em thường chấp nhận nó là số thay thế cho 1.

Nhà tâm lý học ĐH Harvard Elizabeth Spelke đồng ý rằng Pirahã thiếu chữ số nhưng thắc mắc liệu họ có hiểu được hàm ý số lượng chính xác như Frank đề nghị. Spelke cho biết “Câu hỏi đáng kể ở đây là liệu khái niệm số chính thức, ví dụ như số 7, có tùy thuộc vào chữ số và việc đếm ra bằng lời hay không, vẫn còn bỏ ngỏ.”

Các tình nguyện viên Pirahã có thể ghép số lượng chính xác bong bóng với các ống cuộn bằng cách sử dụng luật ngón tay không số, ví dụ như “một thứ bên phía bạn tương đương một thứ bên phía tôi.”

Frank có biết đến khả năng đó. Trong các nghiên cứu sâu hơn, ông lên kế hoạch tìm hiểu liệu người Pirahã có hiểu rằng, khi một vật được thêm vào hoặc bỏ đi khỏi một nhóm nhiều vật giống hệt nhau, số lượng bị thay đổi. Ông cũng muốn xem người Pirahã sử dụng các từ định lượng chung chung như thế nào, ví dụ như “tất cả” và “không gì cả” để xử lý lượng vật thể tăng dần hay giảm dần.

Gordon đồng ý với quan điểm của Spelke và thêm rằng dữ liệu mới hợp với tranh luận trước đây của ông rằng người Pirahã sử dụng từ tương đương với 1, 2 và nhiều. Ông cho rằng trong tiếng Anh từ các dùng tương đương là “một cặp/hai” (a couple of). Cụm từ này thường đề cập đến 2 vật nhưng đôi khi được dùng cho các số hơi lớn hơn.

Trong nghiên cứu của Gibson và Frank, người Pirahã hiểu nghĩa chung của 2 nếu họ nghe đến chúng ngay sau từ 1. Vì vậy, theo thứ tự đến cuộn tăng dần, những người tham gia chỉ sử dụng 1 để nói đến một cuộn duy nhất và từ 2 để chỉ một cặp cuộn hoặc đôi khi là các số lớn hơn. Theo thứ tự giảm dần, từ 2 lại đi trước 1, khiến cho họ nhầm lẫn và cách sử dụng từ biến đổi.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn trông đợi vào dân làng Pirahã để tiến hành các nghiên cứu khoa học sâu hơn về mối liên hệ giữa số và ngôn ngữ.

  Đã đọc: 1317


10 chương mới hơn
 
10 chương cũ hơn

Hình thành viên


hoatrinhnu_2855
Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký thành viên

Album nhạc mới nhất

 
Yêu trong niềm đau



 
Nghị lực




Ước nguyện

  


Tư vấn tuổi mới lớn

Bài Mới Đăng
10 Loài Động Vật ...
6 Sự Vật Có Mối ...
Đằng sau nghị lực ...
Lúa mùa duyên thắm
Chuyện tình nàng ...
Tình thu
Tìm nhau
Tạ ơn đời
Nếu có yêu tôi
Kỷ niệm

Nghe nhiều tháng 04
Scandal Showbiz
10 Loài Động Vật ...
Trống vắng
Giấc mơ bên người
Đằng sau nghị lực ...
Tóc mây
Tình anh
A Mother's Love
Đêm hòa đồng
Ngày mai trời lại ...

Đọc nhiều tháng 04
Vợ chàng Trương
Những ngày tươi ...
Lotito - ăn mọi thứ
Ví dụ ta yêu nhau
Cậu bé 8 năm "trốn ...
Người vợ mù
Con chiên thứ ba
Lá tương tư
Định luật con cua ...
Bàn có năm chỗ ...

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm chi tiết
Tìm
Theo
Tìm chính xácGần chính xác

Dien dan thao luan
Tâm sự vui buồn

  Chàng trai nghèo khóc nức nở khi níu kéo tình yêu   Hồng Dương

Chàng trai nghèo khóc nức nở khi níu kéo tình yêu   Trong bức thư ngắn ngủi, Hồng Dương ...

 •  Cô gái bị lừa dối, vờ như không quen biết ngay trên sóng  Tuyên
 •  Em muốn được gặp anh lần cuối trước khi em đi xa  Thái
 •  Yêu thương, hạnh phúc ...  Bích Ngọc

Dien dan thao luan
Diễn đàn thảo luận

  Độc thân ?   Huyền

Độc thân ?   Tôi 28 tuổi, vừa chia tay bạn trai và bắt đầu cuộc sống độc thân. Ở tuổi này thật sự tôi đã không còn thời gian để tìm được hạnh phúc cho mình. Nghĩ đến cảnh bắt đầu tìm hiểu rồi yêu nhau, sau đó kết hôn tôi nghĩ cánh cửa ...

 •  Khi lớn rồi cứ ở nhà với mẹ có tốt không ?  Thương
 •  YDP  MINH THU
 •  tinh yeu  KMT
Trang chủ -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm